Lịch sử và các nhánh Chủ_nghĩa_hiện_thực_(quan_hệ_quốc_tế)

Nhân vật lịch sử

Trong khi chủ nghĩa hiện thực như là một môn học chính thức trong ngành quan hệ quốc tế chỉ có từ thời thế chiến thứ Hai, những giả định căn bản đã được diễn tả trong các tác phẩm trước đó:[5][6]

  • Thucydides, một sử gia cổ Hy Lạp mà viết cuốn Lịch sử của Chiến tranh Peloponnesus và cũng được xem là ông tổ của chính trị hiện thực.
  • Chanakya (hay Kautilya) một nguyên thủ Ấn Độ, và là tác giả cuốn Arthashastra ("Luận về bổn phận" mà một số tác giả nước ngoài thường dịch là "Khoa học chính trị").
  • Ibn Khaldun, một sử gia hồi giáo Ả rập, và là một trong những người đã sáng lập phương pháp nghiên cứu lịch sử tân tiến, và cũng là tác giả cuốn Muqaddimah (hay Prolegomenon ở phương Tây), là quyển sách đầu tiên của ông về lịch sử toàn cầu.
  • Hàn Phi, học giả Trung Quốc mà đã đưa ra thuyết Pháp gia đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị). Ông cũng tổng hợp tư tưởng của các pháp gia trước ông, các nhà nghị luận thời Chiến Quốc, mà viết bộ sách Hàn Phi Tử. Theo cuốn sách này sở dĩ có nước này mạnh, nước kia yếu, thời kỳ này cường thịnh, thời kỳ kia suy đồi là bởi một lý do rất đơn giản: khả năng dùng người.
  • Niccolò Machiavelli, một triết gia chính trị Ý, mà đã viết cuốn Quân Vương (sách), theo đó ông cho là mục đích chính của một ông hoàng là theo đuổi quyền lực, bất chấp những quan tâm về tôn giáo hay đạo đức.
  • Hồng y Richelieu, chính trị gia Pháp mà đã phá vỡ những tư tưởng bè phái quốc nội, và dẫn nước Pháp tới một vị trí ưu thế trên trường quốc tế.
  • Thomas Hobbes, một triết gia Anh mà đã viết cuốn Leviathan (sách) thiết lập nền tảng cho nền triết học chính trị phương Tây theo quan điểm lý thuyết về khế ước xã hội.
  • Friedrich II của Phổ, Hoàng đế Phổ mà đã chuyển biến Phổ thành một cường quốc châu Âu qua chiến tranh và ngoại giao.
  • Charles Maurice de Talleyrand-Périgord, nhà ngoại giao Pháp mà hướng dẫn Pháp và Âu Châu qua một số hệ thống chính trị khác nhau.
  • Klemens Wenzel von Metternich, nhà ngoại giao Áo đối đầu với cách mạng chính trị.
  • Carl von Clausewitz, tướng Phổ và đồng thời lý thuyết gia về quân sự, tác giả cuốn Bàn về chiến tranh (Vom Kriege), lý luận quân sự về chiến tranh và chiến lược quân sự.
  • Camillo Benso, Bá tước xứ Cavour, chính khách Ý mà đã dùng ngoại giao đưa Vương quốc Sardinia trở thành một cường quốc ở Âu Châu, kiểm soát một nước Ý hầu như thống nhất mà lớn gấp 5 lần Vương quốc Sardinia trước khi ông ta nắm quyền.
  • Otto von Bismarck, chính khách mà tạo ra từ quân bình quyền lực. Quân bình quyền lực có nghĩa là giữ hòa bình và áp dụng chính trị hiện thực cẩn thận để tránh chạy đua vũ khí.
  • Những người đề xướng chủ nghĩa hiện thực trong thế kỷ 20 bao gồm Hans Morgenthau, đối thủ của ông trong chiến tranh Việt Nam Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia và bộ trưởng ngoại giao của tổng thống Richard Nixon, tướng và tổng thống Pháp Charles de Gaulle, và lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin.

Chủ nghĩa hiện thực cổ điển

Chủ nghĩa hiện thực cổ điển cho rằng chính bản chất ích kỷ, ham muốn quyền lực và ý muốn thống trị của con người đã khiến các quốc gia và các cá nhân đặt lợi ích lên trên các ý thức hệ.[7] Nói cách khác, chủ nghĩa hiện thực cổ điển nhấn mạnh cấp độ phân tích cá nhân trong chính trị quốc tế.

Chủ nghĩa hiện thực cổ điển đã trở thành một ngành nghiên cứu nghiêm túc ở Hoa Kỳ trong thời kỳ thế chiến thứ Hai và sau đó. Việc phát triển này một phần được khích động bởi các người di cư vì chiến tranh Âu Châu như Hans Morgenthau.

Chủ nghĩa hiện thực tự do

Chủ nghĩa hiện thực tự do hay trường phái Anh quan hệ quốc tế cho là hệ thống quốc tế, trong khi có cấu trúc vô tổ chức, hình thành một "xã hội các quốc gia", nơi mà các quy tắc tiêu chuẩn và lợi ích cho phép nó được một trật tự và ổn định hơn là cái nhìn của chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt. Cuốn sách kinh điển The Anarchical Society 1977 của tác giả trường phái Anh lỗi lạc Hedley Bull, là một tiêu biểu cho quan điểm này.

Các nhà chủ nghĩa hiện thực tự do:

  • Hedley Bull – cho là cả sự tồn tại của một xã hội các quốc gia quốc tế và sự kiên trì của nó ngay cả trong giai đoạn biến động lớn lao như chiến tranh khu vực hay thế giới.
  • Martin Wight
  • Barry Buzan

Chủ nghĩa tân hiện thực

Chủ nghĩa tân hiện thực phát xuất từ chủ nghĩa hiện thực cổ điển nhưng thay vì nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người, chủ nghĩa tân hiện thực tập trung chủ yếu vào cấu trúc vô tổ chức của hệ thống quốc tế. Trong khi các quốc gia vẫn là chủ thể chính, người ta quan tâm tới nhiều hơn các áp lực từ trên và dưới các quốc gia. Các nhà tân hiện thực cho rằng trong một hệ thống vô chính phủ, sự phân bổ quyền lực tương đối giữa các quốc gia trong hệ thống chính là yếu tố then chốt đối với an ninh của mỗi quốc gia. Vì thế các quốc gia tìm cách nâng cao quyền lực, vì càng có nhiều quyền lực thì vị trí của nước đó trong hệ thống thế giới càng cao và an ninh của quốc gia đó càng được đảm bảo.

Trong khi Chủ nghĩa tân hiện thực cùng tập trung vào hệ thống quốc tế như trường phái Anh, Chủ nghĩa tân hiện thực khác biệt trong việc nhấn mạnh về tình trạng luôn xung đột. Để bảo đảm nền an ninh quốc gia, các nước phải chuẩn bị thường xuyên đối phó với các xung đột bằng cách phát triển kinh tế và quân sự.

Phái “hiện thực phòng thủ”

Trong chủ nghĩa tân hiện thực, câu hỏi về giới hạn mục tiêu theo đuổi quyền lực được trả lời khác nhau. Phái “hiện thực phòng thủ” (defensive realism) lập luận rằng các quốc gia dù theo đuổi quyền lực nhưng chỉ ở mức độ tối thiểu, nhằm đảm bảo nhu cầu tồn tại. Nói cách khác, quyền lực chỉ là phương tiện, chứ không phải là mục đích cuối cùng của các quốc gia. Hơn nữa, việc có quá nhiều quyền lực sẽ gây ra phản ứng phụ là việc các quốc gia đối thủ sẽ nỗ lực cân bằng quyền lực thông qua chạy đua vũ trang hay thiết lập hoặc gia nhập các liên minh quân sự đối địch, khiến cho an ninh của quốc gia có quyền lực gia tăng quá nhiều cũng bị đe dọa[3].

Phái “hiện thực tấn công”

Trong khi đó, phái “hiện thực tấn công” (offensive realism)cho rằng quyền lực không có giới hạn và các quốc gia cần đạt được càng nhiều quyền lực càng tốt nhằm đảm bảo an ninh và chiếm thế áp đảo so với các quốc gia khác trong hệ thống. John Mearsheimer là đại diện nổi tiếng nhất của trường phái này. Theo Mearsheimer, quốc gia chỉ có thể đảm bảo an ninh và lợi ích một cách hiệu quả nhất nếu trở thành nước mạnh nhất trong hệ thống quốc tế hay khu vực. Ông sử dụng khái niệm “bá quyền khu vực” để diễn tả lập luận này. Theo cách nhìn trên, thì với sức mạnh đang lên, không một quốc gia náo chấp nhận làm một cường quốc nguyên trạng (status quo power) mà sẽ cố gắng thay đổi trật tự quốc tế hiện hữu để trở thành bá quyền trong khu vực. Quan điểm này khiến Mearsheimer thành một lý thuyết gia đại diện cho trường phái bi quan về sự trỗi dậy của các cường quốc, đặc biệt là với trường hợp sự trỗi dậy của Trung Quốc[3].

Các nhà theo chủ nghĩa tân hiện thực nổi bật: